Những yếu tố đặc trưng xuất hiện trong đám cưới của người Việt Nam

banner
26299 lượt

Hôm nay Menu24h xin giới thiệu tới các bạn những yếu tố đặc trưng xuất hiện trong đám cưới của người Việt Nam bao gồm lễ vật ăn hỏi, các nghi lễ ăn hỏi, nghi lễ cưới, tục lệ xem chọn ngày đám cưới.

Việt Nam là một trong những nước á đông mang nặng về các nghi thức truyền thống. Bởi nền văn hóa dân gian đã tác động và đi sâu vào lòng mỗi con người Việt Nam. Chính vì thế, trong đám cưới của người Việt luôn mang những nét đặc trưng khác biệt so với đất nước khác và mang yếu tố nhân văn sâu sắc trong đám cưới của người Việt. Dưới đây, chính là những yếu tố đặc trưng nhất trong đám cưới của người Việt mà dịch vụ nấu tiệc tại nhà Menu24h sưu tầm lại để chia sẻ cho các khách hàng như sau:

Đám cưới không chỉ giành riêng cho các cặp đôi

Như các bạn cũng biết thì đám cưới phương tây chủ yếu do các cặp đôi quyết định và lên kế hoạch thực hiện. Trong khi đó, đám cưới ở Việt Nam thì không chỉ do các cặp đôi thực hiện mà cả hai bên gia đình, họ hàng sẽ cùng nhau thảo luận và lên kế hoạch tổ chức ngày đám cưới cho các cặp đôi. Đây chính là điểm đặc trưng nhất khi trong ngày cưới kể cả bố mẹ, ông bà hay anh chị em cũng sẽ tất bật lo lắng và hỗ trợ cho các cặp đôi trong ngày cưới

Đi xem ngày tốt để tổ chức lễ ăn hỏi, lễ cưới

Người Việt Nam luôn mang đậm nét văn hóa dân gian với tư tưởng chọn ngày lành, tháng tốt nhằm phòng tránh những điều không may mắn xảy ra. Đồng thời cầu mong cho tương lai hạnh phúc nhất cho các cặp đôi. Chính vì thế, khi hai gia đình quyết định tổ chức đám cưới, bố mẹ cô dâu, chú rể sẽ cùng đến thầy để lựa chọn ngày lành, tháng tốt để cử hành hôn lễ cho các cặp đôi

Màu đỏ không thể thiếu trong đám cưới truyền thống

Theo truyền thống dân gian thì màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn và tài lộc, vì thế ở bất cứ đám cưới nào bạn cũng sẽ bắt màu đỏ, đặc biệt nhất thể hiện ở khăn phủ lễ vật thường có màu đỏ hay các bao lì xì đỏ nhằm tượng trưng cho sự may mắn ý nghĩa nhất

Lễ vật không thể thiếu

Dù là lễ ăn hỏi hay lễ cưới thì gia đình nhà trai cũng không thể tay không mà đến nhà gái, cho nên lễ vật  là sính lễ không bao giờ thiếu. Trong ngày lễ ăn hỏi thì mâm tráp ăn hỏi chính là lễ vật mà nhà trai giành tặng cho nhà gái, còn ngày đám cưới thì cơi trầu xin dâu chính là món quà ý nghĩa nhất

Nghi thức xin dâu, đón dâu là không thể bỏ qua

Dù các gia đình có thể theo bất cứ tôn giáo nào như phật giáo, thiên chúa giáo…thì nghi lễ xin dâu, đón dâu đều do những người có vai trò quan trọng trong họ hàng phát biểu đều không thể nào bỏ qua. Đặc biệt, theo nghi thức đám cưới của người Việt thì nghi lễ này biểu hiện cho việc cô gái chính thức được gia nhập vào dòng họ nhà trai và có tên trong gia phả nhà trai từ giờ phút này

Nghi thức thắp hương tổ tiên

Ngay sau nghi thức nhận dâu, nhận rể thì nghi thức thắp hương tổ tiên sẽ diễn ra. Các cặp đôi sẽ cùng bố mẹ vào thắp hương kính báo tổ tiên hai bên gia đình. Đây chính là nghi lễ mang đậm truyền thống “tôn sư trọng đạo”, “nhớ về cội nguồn”…của người Việt Nam

Món quà hồi môn

Các cô gái vào ngày cưới đều được bố mẹ mừng lắc tay, vòng, hay kiềng vàng…nhằm chúc phúc con cái mình được hạnh phúc cũng như là món quà khởi nghiệp hay vốn làm ăn cho các con của mình sau này

Tiệc cưới

Sau khi kết thúc các nghi lễ thì mâm cỗ cưới sẽ là lời cảm ơn của cặp đôi cũng như của bố mẹ, họ hàng của hai bên gia đình đối với hàng xóm, bạn bè, đối tác hay đồng nghiệp

Trên đây, chính là những yếu tố đặc trưng trong đám cưới của người Việt Nam mà không phải quốc gia nào cũng có. Menu24h hy vọng các bạn trẻ hãy lưu ý nhằm tránh bỏ qua những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Chúc các bạn thành công và hạnh phúc!