Khác biệt về tiệc đính hôn giữa 2 miền Nam-Bắc

banner
32604 lượt

Tiệc đính hôn là cách gọi quen thuộc của người miền Nam còn đối với miền Bắc sẽ thường gọi là lễ ăn hỏi. Đây được hiểu đơn giản là một bữa tiệc bao gồm một số nghi thức bắt buộc cần có để cô dâu và chú rể ra mắt gia đình của hai bên. Qua buổi lễ thể hiện được sự chấp thuận của tổ tiên, gia đình cha mẹ đối với cuộc hôn nhân này của đôi uyên ương. Tuy nhiên, vì tính chất mỗi miền Nam-Bắc sẽ có nhưng phong tục khác nhau nên nghi lễ diễn ra sẽ có nhiều điểm khác biệt.

Lễ ăn hỏi ở Miền Bắc diễn ra như thế nào?

Lễ ăn hỏi ở miền Bắc thường được tổ chức theo phong cách truyền thống không bị ảnh hưởng văn hóa phương Tây. Người miền Bắc coi trọng lễ ăn hỏi vì cho rằng đây sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến danh tiếng, địa vị của gia đình hai bên.

Khác biệt về tiệc đính hôn giữa 2 miền Nam-Bắc

Thời điểm tổ chức

Lễ cưới hỏi ở miền Bắc buộc phải diễn ra trước lễ cưới chính thức khoảng một tháng.

Địa điểm tổ chức 

Được tổ chức bởi nhà gái và tại nhà của nhà gái.

Lễ vật

Lễ ăn hỏi miền Bắc có bắt buộc phải có mâm cỗ truyền thống. Bao gồm một số món cơ bản là: bánh đậu xanh, bánh gạo, lá trầu và trà nước. Nếu gia đình có điều kiện hơn sẽ chuẩn bị thêm heo quay, gà luộc để làm phong phú, sang trọng mâm cỗ cúng.

Khác biệt về tiệc đính hôn giữa 2 miền Nam-Bắc

Cách trang trí và trang phục

Phần trang trí bàn thờ gia tiên sẽ được coi trọng nhất và hầu như các phần trang trí còn lại vẫn theo phong cách truyền thống. Trang phục của người miền Bắc thường mang đậm tính dân tộc hơn, cô dâu chú rể phải mặc áo dài hoặc một số trường hợp chú rể có thể mặc vest thay thế nhưng cô dâu thì sẽ không đổi.

Tiệc đính hôn ở Miền Nam diễn ra như thế nào?

Lễ đính hôn ở miền Nam thường không chú trọng vào nghi thức truyền thống nên thường có xu hướng tổ chức đơn giản hóa thay vào đó sẽ thêm vào nhiều hoạt động vui chơi, tiệc tùng sau lễ.

Thời điểm tổ chức

Thời điểm tổ chức tiệc đính hôn ở miền Nam không cố định tùy theo mỗi cá nhân có thể cách nhau từ vài tháng hoặc một năm trước khi lễ cưới chính thức diễn ra. Nhiều gia đình cặp đôi còn gộp cả tiệc đính hôn vào tiệc cưới của mình để tiết kiệm chi phí, rút gọn quy trình.

Khác biệt về tiệc đính hôn giữa 2 miền Nam-Bắc

Địa điểm tổ chức 

Cả miền Bắc và miền Nam đều được tổ chức tại nhà gái. Đây là thời điểm nhà gái tự hào về con gái mình đã đến tuổi lấy chồng và đủ tư cách để ra mắt gia đình nhà trai.

Lễ vật

Ngoài mâm lễ vật truyền thống như ở miền Bắc. Nhà trai tại miền Nam thường có thêm một số lễ vật khác như nhẫn đính hôn, bông tai, dây chuyền…

Cách trang trí và trang phục

Người miền Nam bị ảnh hưởng nhiều nét văn hóa khác nhau và có nhiều phong cách trang trí tiệc đính hôn khá cầu kỳ. Các gia đình có điều kiện đôi khi còn trang trí tiệc đính hôn khá trang trọng không khác gì một đám cưới. Trang phục của cô dâu chú rể cũng không cố định rất đa dạng tùy theo sở thích của các cặp đôi.

Khác biệt về tiệc đính hôn giữa 2 miền Nam-Bắc

Hy vọng bài viết đã giúp bạn nhìn nhận ra điểm khác biệt về tiệc đính hôn và lễ ăn hỏi giữa 2 miền Nam-Bắc. Bất cứ khi nào bạn có ý tưởng cho một bữa tiệc đính hôn và cần một đội ngũ chuyên nghiệp hỗ trợ hãy liên hệ ngay với Menu24h của chúng tôi để được tư vấn tận tình 24/7.

-----------------------------------------

Xem thêm 

 Menu24h Thương Hiệu Tổ Chức Tiệc Lưu Động Cao Cấp Hàng Đầu

 Đêm Tiệc Hoành Tráng Công Ty Mitek Tại KCN Amata Đồng Nai - Menu24h

Liên hệ Menu24h facebook: https://www.facebook.com/Menu24h.vn/