Nghi lễ ăn hỏi hai miền bắc nam khác nhau như thế nào?

banner
41921 lượt

Lễ ăn hỏi là một trong những nghi thức quan trọng giúp hai bên gia đình thông báo với họ hàng, làng xóm và bạn bè cô dâu chú rể biết về lễ cưới chính thức của cặp uyên ương. Theo quan niệm xa xưa thì lễ ăn hỏi đóng vai trò rất quan trọng và nó có ý nghĩa chứng tỏ cô gái đã trở thành một phần trong gia đình nhà trai. Tuy nhiên, mỗi vùng miền khác nhau thì lại có những nghi thức khác nhau. Do vậy, tùy thuộc vào vùng miền mà các gia đình thực hiện các nghi lễ ăn hỏi sao cho phù hợp nhất

Sự khác biệt về phong cách và lối sống cũng dẫn đến nhiều sự khác nhau về phong tục cũng như nghi lễ ăn hỏi của hai miền bắc nam. Hãy cùng Menu24h điểm qua ngay sau đây nhé

Nghi lễ ăn hỏi của người miền bắc thì khá trọng về lễ nghĩa và mang đậm văn hóa cổ truyền trong khi đó, nghi lễ ăn hỏi miền nam thì khá hiện đại và mang đậm chất văn hóa phương tây. Vậy sự khác biệt này là gì hãy cùng dịch vụ nấu tiệc trọn gói Menu24h tìm hiểu ngay nhé

Lễ ăn hỏi ở miền Bắc

Phong cách lễ ăn hỏi của người miền bắc rất trang nghiêm với sự tham gia góp mặt của những người lớn tuổi và các bậc phụ huynh trong gia đình. Tuy nhiên, sự khác nhau giữa lễ ăn hỏi ở miền bắc và miền nam có sự khác biệt rõ rệt trong phong cách và trình tự:

Thời điểm diễn ra lễ ăn hỏi:

Lễ ăn hỏi của người miền bắc thông thường diễn ra gần ngày cưới và thường cách 1 tuần đến một tháng cho cả hai nghi lễ ăn hỏi – cưới xin

Trang phục trong lễ ăn hỏi:

Cô dâu thường mặc áo dài màu hồng hoặc áo dài màu đỏ có hoa văn, chú rể thường mặc vest chỉnh tề. Cả gia đình hai họ ăn mặc quần áo đẹp, các mẹ thường mặc áo dài và các bố thường mặc áo vest gọn gàng

Lễ vật ăn hỏi:

Người miền bắc rất trọng lễ vật vì thế mâm tráp ăn hỏi cần phải có đủ trầu cau, rượu thuốc, bánh cốm… Ngoài ra, nếu gia đình có điều kiện hơn có thể thêm tráp hoa quả, tráp lợn sữa, tráp xôi…

Trang trí nhà đám hỏi:

Trước ngày đám hỏi nhà gái sẽ dọn dẹp và trang trí nhà cửa. Đặc biệt, việc sửa sang lại bàn thờ gia tiên rất được coi trọng

Lễ ăn hỏi ở miền nam

Phong cách sống của người miền nam khá hiện đại. Chính vì thế lễ ăn hỏi hay lễ đính hôn của người nam càng ngày càng giảm nhẹ hơn các nghi thức truyền thống và thay vào đó là buổi lễ đính hôn theo phong cách hiện đại. Tuy nhiên những phong tục truyền thống như lễ vật và nghi lễ cũng vẫn được thực hiện đầy đủ

Thời điểm diễn ra lễ ăn hỏi:

Lễ ăn hỏi của người miền nam cổ truyền thường cách xa ngày cưới 6 tháng đến 1 năm. Tuy nhiên, ngày nay xu thế gộp ngày lễ ăn hỏi vào ngày cưới nhằm đơn giản thủ tục lại được nhiều gia đình hai bên lựa chọn

Trang phục đám hỏi miền nam:

Trong nghi thức trao lễ, đón dâu và ra mắt thì cô dâu sẽ mặc áo dài, chú rể sẽ mặc vest chỉnh tề. Tuy nhiên, sau khi nghi thức kết thúc cô dâu sẽ thay váy cưới hoặc váy dạ hội để tham dự tiệc đám hỏi với họ hàng và bạn bè

Lễ vật trong đám hỏi miền nam:

Theo phong tục miền nam thì lễ vật phải có ngọt mặn đầy đủ, chính vì thế lễ vật phải có trầu cau, bánh và lợn sữa quay. Ngoài ra, nếu có điều kiện thì mẹ chú rể sẽ tặng trang sức và áo dài cho con dâu trong ngày cưới

Trang trí nhà đám hỏi:

Vào ngày diễn ra đám hỏi thì gia đình nhà gái thường thuê dịch vụ trang trí đám hỏi tại nhà một cách sang trọng, cầu kỳ nhằm trang hoàng cho ngôi nhà đẹp và lỗng lẫy hơn trong mắt gia đình nhà trai

Trên đây, chính là một vài những điểm khác biệt về nghi thức và phong tục đám hỏi của người miền bắc và người miền nam. Menu24h nghĩ rằng, sự khác biệt này được tạo nên bởi chính văn hóa và phong cách của từng vùng miền. Chính vì thế, ở vùng nào thì các bạn nên hiểu rõ hơn để có được một lễ ăn hỏi ấm cúng và ý nghĩa nhất. Chúc các gia đình có ngày lễ ăn hỏi ý nghĩa nhất!