Những dụng cụ cần thiết trong nấu nướng, dọn ăn

banner
29833 lượt

NHỮNG DỤNG CỤ NHÀ BẾP CẦN THIẾT TRONG NẤU NƯỚNG - BẠN ĐÃ SẮM ĐẦY ĐỦ CHƯA

I. DỤNG CỤ NHỎ

1. Dụng cụ cắt xén

Các loại dao, kéo, bàn nạo dừa, cối chày, đồ khui hộp, thớt...

2. Dụng cụ đế trộn

Đồ rây bột, đồ đánh trứng, phễu, thố, tô, muỗng, nĩa to, ống cán bột...

3. Dụng cụ đo lường

- Thông dụng: chén, tô, muỗng, hộp, chai...
- Có tiêu chuẩn: cân, lít, muỗng, đồng hồ, nhiệt kế.

4. Dụng cụ nấu nướng

Soong, nồi, chảo, quánh, ấm, siêu, xửng, nồi hai tầng, nồi cơm điện, xạn, vá, muỗng nêm thức ăn, vá có lỗ, đũa bếp, đũa con dài dùng khi nấu, vỉ nướng, cây ghim thịt, khuôn bánh, lò nướng bánh, đồ gắp than, đồ nhắc nồi, đồ đựng gia vị...

5. Dụng cụ dọn ăn

Tô, đĩa, chén bát, ly tách, đồ đựng muôi tiêu, đường, đồ gác đũa, dao, muỗng, nĩa, đũa...

6. Dụng cụ dọn rửa

Dụng cụ đế lược, rửa thức ăn bằng rá, rổ, phễu, đồ để thức ăn ráo nước, chậu rửa chén.
- Đồ rửa chén: bùi nhùi, ruột mướp, giẻ rửa chén, bàn chải, đồ súc chai, bột rửa chén, sóng chén, đồ đựng muỗng nĩa, vá, đũa.
- Khăn lau chén bát, mâm hoặc khay.
- Khăn lau nhà, lau bàn.
- Chổi quét sàn nhà, chổi quét bếp.
- Thùng rác có nắp đậy, đồ hốt rác.

7. Dụng cụ an toàn

- Lồng bàn, đồ nhắc nồi.

8. Dụng cụ cấp cứu

Thuốc đỏ, thuốc trị phỏng, băng keo, bông gòn...

II. DỤNG CỤ TO

1. Lò nấu và lò nướng bằng lò than, lò dầu, lò gaz, lò điện...
2. Tủ lạnh.
3. Bồn rửa chén bát xây vào tường.
4. Tủ đựng thức ăn.
- Nồi niêu soong chảo là những đồ dùng cần thiết trong nhà bếp, được cấu tạo bằng nhiều nguồn nguyên liệu:
Nhôm, sắt không han rỉ (inox), tráng men, gỗ, gang, thiếc, đất...
- Với mỗi loại nồi niêu có cách sử dụng khác nhau phù hợp với tính chất của nguyên liệu cấu tạo.

A. ĐỒ NHÔM

- Không nên dùng xà bồng có nhiều chất xút và muối, những chất này có thể làm thủng lỗ nồi nhôm.
- Nên cho muối vào dồ nấu khi đã nấu gần xong, như thế sẽ tránh được chất muối đọng dưới đáy nồi.
- Nên đế nồi khô ráo khi không dùng đến.
- Không nên chứa đồ ăn có nhiều chất muối, acid... lâu ngày .rong dụng cụ bằng nhôm.
- Không nên dánh bóng dồ nhôm bằng giấy nhám, nên dùng đồ chùi bạc hoặc bùi nhùi loại nhuyễn để lau chùi đồ nhôm.
- Không nên mạnh tay với nồi niêu bằng nhôm vì chúng dễ bị méo mó.
- Nên giữ gìn nồi nhôm cẩn thận vì nồi nhôm dễ bị han ri.

B. ĐỒ SẮT KHÔNG HAN RỈ (inox)

- Nên đun lửa nhỏ, lửa lớn thức ăn có thể gây vết ố trên nồi.
- Các dụng cụ bằng sắt khi cọ trên mặt nồi bằng sắt không han rỉ sẽ làm thành vết, khó khăn cho sự giữ gìn và lau rửa.
- Nên rửa bằng nước ấm có xà bông, xong lau khô ngay.
(Không nên lau bằng vải nhám sẽ bị trầy vết, mất vẻ bóng láng)
- Nên dùng đũa hoặc đồ bằng gỗ để xào thức ăn, đồ cứng sẽ làm trầy vết trên mặt nồi, khó giữ sạch sẽ.
- Không nên chứa thức ăn có nhiều chất muôi, acid... lâu ngày trong đồ bằng sắt không han rỉ, thức ăn có thể có mùi sắt.

C. ĐỒ ĐẤT

Đồ đất giữ nóng khi đun nấu đồ ăn rất tốt, vì vậy, dùng nồi để nấu với lửa nhỏ hoặc lửa vừa khi đồ nấu cần được nấu lâu.

D. ĐỒ TRÁNG MEN

- Chỉ nên đun đồ tráng men cẩn thận như đồ bằng thủy tinh, đồ tráng men rất dễ vỡ lớp men.
- Không nên gõ thìa muỗng vào thành nồi hoặc đồ dùng tráng men. Chất men sẽ bị rạn nứt.
- Chỉ nên dùng muỗng hoặc đũa bằng cây để xào thức ăn đựng trong nồi tráng men.
- Không nên đun nóng nồi tráng men khi không có đồ ăn ở trong vì chất men sẽ bị rạn nứt.
- Không nên đun nấu thức ăn bằng nồi niêu mà chất men tráng đã bị bể, các đồ ăn có chất muối, acid... có thể bị nhiễm độc.

E. ĐỒ GANG

- Đồ gang có thể dùng để nấu với hất cứ lửa lớn, nhỏ hoặc vừa. Tuy nhiên, đồ gang được chế tạo để đun nấu với lửa lớn.
- Trước khi đưa ra sử dụng, nồi gang cần được bôi một lớp dầu mỏng lên trên mặt để tránh đồ ăn có thể bị sát vào nồi khi đun nấu.
- Không nên rửa nồi gang bằng xà bông có chất tẩy (detergent), chất này sẽ làm tan chất dầu bôi trên mặt nồi, sẽ làm sát đồ ăn và khó khăn cho việc gìn giữ nồi (nồi có thể bị han rỉ).

F. ĐỒ GỖ

- Không nên ngâm nước các dụng cụ làm bếp bằng gỗ, dụng cụ sẽ bị cong queo hoặc nở lớn.
- Nên rửa bằng nước có xà bông.
- Nên phơi gió ngay sau khi rửa đế tránh cong queo và ẩm môc.
- Không nên rửa bằng nước nóng vì nước nóng dễ làm đổi màu thành sậm hơn.

G. ĐỒ THIẾC

- Chỉ nên dùng để nấu với lửa nhỏ, lửa to có thể làm thiếc nóng chảy.
- Khi không dùng nên lau thật khô vì thiếc rất dễ bị ri sét.
- Không nên chứa thức ăn trong dụng cụ bằng thiếc, thức ăn sẽ bị rỉ thiếc làm độc.
- Đồ hộp bằng thiếc chỉ nên để vào tủ lạnh trong một thời gian ngắn.

Cách giữ chất dinh dưỡng trong lúc nấu nướng