Những nghi thức truyền thống trong phong tục cưới hỏi miền Bắc
Những nghi thức truyền thống trong phong tục cưới hỏi miền Bắc
Kết hôn là một ngày có ý nghĩa trọng đại đối với mỗi người. Là ngày thiêng liêng nhất khi tình yêu của cô dâu và chú rể được kết thành vợ chồng. Một tình yêu được minh chứng bằng sự thủy chung và trọn đời bên nhau. Vậy ngày ấy được diễn ra như thế nào? Trong phong tục cưới hỏi miền Bắc có những nghi thức nào? Cùng Menu24h tìm hiểu rõ hơn nhé!
Ở miền Bắc, phong tục cưới hỏi gồm có 3 nghi thức cơ bản.
1️⃣ Lễ dạm ngõ đầu tiên
Lễ dạm ngõ là nghi thức đầu tiên trong phong tục cưới hỏi miền Bắc. Hai bên nhà trai và nhà gái sẽ tiến hành xem ngày lành tháng tốt để giao lưu gặp mặt. Cùng với đó, là xin phép cho chú rể được chính thức qua lại với cô dâu.
Các lễ vật được chuẩn bị trong ngày dạm ngõ khá đơn giản. Chỉ gồm trầu cau, trà, thuốc lá và bánh kẹo. Bên cạnh đó, trong nghi lễ này, số người nhà trai sang nhà gái cũng không cần quá đông. Nhà gái cũng sẽ chuẩn bị đón tiếp nhà trai với trà, bánh kẹo, hoặc trái cây.
Trong lễ dạm ngõ, hai bên sẽ tiếp tục chọn ngày, giờ tốt và các thủ tục. Để tiến hành các nghi thức khác.
Chuẩn bị lễ dạm ngõ là nghi thức đầu tiên
2️⃣ Lễ ăn hỏi
Lễ ăn hỏi là nghi thức tiếp sau sau lễ dạm ngõ trong phong tục cưới hỏi miền Bắc.
Các thứ được chuẩn bị cho lễ ăn hỏi có phần quan trọng hơn. Nhà trai sẽ phải chuẩn bị sính lễ, người bưng lễ và phương tiện… Để sang nhà họ gái xin cưới.
Các lễ vật được chuẩn bị dựa theo sự bàn bạc trước đó của hai bên gia đình. Hoặc tùy vào gia cảnh bên nhà trai. Tuy nhiên, một lễ ăn hỏi đúng chuẩn phong tục cưới hỏi miền Bắc. Vẫn phải đảm bảo các thủ tục cơ bản.
Còn bên nhà gái sẽ chuẩn bị đón lễ. Và chuẩn bị tiệc để tiếp quan khách và họ hàng bên nhà trai sang.
Nhà trai mang lễ vật sang nhà gái trong nghi thức lễ ăn hỏi
3️⃣ Thực hiện nghi thức lễ cưới miền Bắc
Lễ cưới có thể cách lễ ăn hỏi từ 3 ngày đến 1 tuần, hoặc nhiều hơn. Tùy vào ngày lành tháng tốt do hai bên gia đình bàn bạc. Tuy nhiên, cũng có trường hợp tổ chức chung một ngày. Phụ thuộc vào điều kiện địa lý hay kinh tế của gia đình.
Trong phong tục cưới hỏi miền Bắc. Trước khi lễ cưới diễn ra, cô dâu, chú rể sẽ làm lễ gia tiên tại nhà cô dâu. Sau đó xin phép rước cô dâu về nhà chồng.
Lễ cưới sẽ được diễn ra tại tư gia nhà trai hoặc nhà hàng. Với sự chuẩn bị những bữa tiệc mặn hoặc ngọt để đãi khách.
Thực hiện nghi thức lễ cưới tại tư gia hoặc nhà hàng
Sau khi tiệc cưới kết thúc. Bước cuối cùng trong phong tục cưới hỏi miền Bắc là lễ lại mặt. Lễ này được diễn ra sau 3 ngày, từ ngày tổ chức lễ cưới. Ý nghĩa của nghi thức này, chính là thể hiện chữ hiếu của người con. Cũng như sự quan tâm từ phía nhà trai đối với bên thông gia nhà gái. Tạo mối quan hệ thân thiết và gắn bó hơn
Lễ lại mặt thể hiện cho sự hiếu thảo của người con gái
Một phong tục truyền thống, một nét đẹp văn hóa lâu đời. Những nghi thức thiêng liêng và trang trọng trong phong tục cưới hỏi miền Bắc. Thắm đượm những nét đặc trưng và ý nghĩa vô cùng sâu sắc.
▶️▶️ Xem thêm: Gợi ý thực đơn đãi tiệc cưới hấp dẫn nhất